Ngày đầu tiên Hội thảo trực tuyến đã diễn ra thành công tốt đẹp. Chủ đề phần 1 là về hành động của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề sông Mekong ở cấp độ khu vực. Ông Brian Eyler trình bày về những hành động mà ASEAN có thể thực hiện để đảm bảo phát triển và giúp các thành viên thuộc khu vực sông Mekong, đối phó với các mối đe dọa như mực nước biển dâng. Ông cũng đề cập đến sự thay đổi quan hệ đối tác Hoa Kỳ-Mekong trong việc hợp tác với các thành phần địa phương.

Ngoài ra còn có các mối quan hệ đối tác đa phương khác như quan hệ đối tác Mỹ-Nhật trong vấn đề Mekong. Tiến sĩ Stepen Nagy nhấn mạnh các công cụ và sáng kiến, chẳng hạn như Sáng kiến ​​Mekong của Nhật Bản – giúp ASEAN giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống. Him Raksmey – thành viên nghiên cứu tại CICP kêu gọi các thành viên ASEAN có quan điểm mang tính xây dựng hơn cũng như đưa ra các cam kết về các vấn đề sông Mekong. Ông cũng kêu gọi một nỗ lực dẫn đầu trong khu vực (có thể là Việt Nam).

 

Phần 1 thảo luận về các phương pháp tiếp cận ở cấp cao nhất, tuy nhiên phần 2 tập trung nhiều hơn vào tiếp cận ở cấp cơ sở từ người dân địa phương. Tiến sĩ Ming Li Yong đã nói về những Thách thức Thực phẩm, Nước, Năng lượng và Môi trường ở khu vực sông Mekong và cách người dân có thể tự mình vượt qua những khó khăn này. James Borton và Tiến sĩ Nguyễn Minh Quang tiếp tục với các bài thuyết trình về Khoa học Công dân và các dự án như Khoa học Công dân trong nền kinh tế tuần hoàn. Họ nhấn mạnh vào giáo dục an ninh môi trường cho sinh viên nhằm trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết để nhận dạng các thách thức môi trường tại khu vực sông Mekong (chẳng hạn như kỹ năng thu thập và phân tích dữ liệu).

Đồng thời, nhấn mạnh vào sự tham gia quan trọng của thanh niên trong việc bảo vệ môi trường như “Bảo tồn mang tính kỹ thuật số” với việc sử dụng các ứng dụng bảo vệ môi trường trên khắp thế giới. Những loại hoạt động Khoa học Công dân kiểu này sẽ không thể thành hiện thực, nếu không có sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Tagaki cho Khoa học Công dân, mà Tamotsu Sugenami đã trình bày rõ ràng cho chúng ta thấy, Quỹ Tagaki đã chi hàng triệu đô la để thúc đẩy và hỗ trợ các nhà khoa học Công dân độc lập thực hiện hiệu quả các ý tưởng và dự án của họ để giải quyết các mối đe dọa và vấn đề khẩn cấp ngày nay.

Ngày thứ hai của Hội thảo trực tuyến sẽ có thêm nhiều thông tin và kiến ​​thức hữu ích. Hãy tham gia với chúng tôi để có thêm ý tưởng về cách đối phó các vấn đề an ninh hiện nay ở khu vực sông Mekong nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

 

📎 Nội dung chi tiết Hội thảo vui lòng xem tại: www.mekongenvironment.org
Cần thêm thông tin chi tiết và hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ:
🔰CPG (Đông Nam Á): contact@cpg-online.de
🔰Stimson Center (Mỹ): beyler@stimson.org
🔰Diễn đàn Môi trường Mekong (Việt Nam): nmquang@ctu.edu.vn

Xem thêm qua Fanpage

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *